a. Hình thành bảng nhân 9
* Hướng dẫn lập phép nhân 9x3 và 9x4
qua trò chơi “Kết bạn”
- GV giới thiệu: Chúng ta cùng chơi trò chơi “Kết bạn” theo hiệu lệnh của cô.
- GV mời 1 HS lên giám sát.
- Lần 1: + Kết bạn, kết bạn.
+ Kết 2.
- Gọi giám sát nêu ý kiến.
- Lần 2: + Kết bạn, kết bạn.
+ Kết 9.
- Gọi giám sát nêu ý kiến.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Các em kết được bao nhiêu nhóm ?
- Mỗi nhóm có bao nhiêu bạn ?
- 1 nhóm có 9 bạn, vậy 4 nhóm có tất cả bao nhiêu bạn ? Nêu phép nhân thích hợp.
- Cho HS nhận xét.
- 9 x 4 = ? Làm thế nào em tính được kết quả bằng 36 ?
- 9 x 4 = ?
- GV ghi bảng: 9 x 4 = 36
- GV mời 1 nhóm về chỗ ngồi.
- Lớp mình còn 3 nhóm. Bạn nào hãy nêu phép tính tìm số bạn trong 3 nhóm ?
- Gọi HS nhận xét.
- 9 x 3 = ?
- GV ghi bảng: 9 x 3 = 27
- Dựa vào đâu em tính được kết quả bằng 36?
- Nhận xét.
-> Bớt đi 9 ở kết quả của 9 x 4 ta được kết quả của 9 x 3. Hay ngược lại, thêm 9 vào kết quả của 9 x 3 thì ta được kết quả của 9 x 4.
-> Giới thiệu hai phép tính 9 x 3 và 9 x 4 là hai phép nhân trong bảng nhân 9.
-> Các em tìm kết quả của 2 phép nhân 9x3 và 9x4 bằng các cách khác nhau đều đúng.
*Tìm kết quả các phép nhân còn lại
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy tìm kết quả của các phép nhân 9 với 1 số còn lại vào nháp - Trao đổi cách tìm kết quả trong N2.
- Y/c HS nêu nối tiếp kết quả các phép tính vừa tìm theo dãy.
- GV chốt, trình chiếu bảng nhân 9 hoàn chỉnh trên màn hình. Hỏi HS cách làm 1 số phép nhân.
+ Nêu cách tìm kết quả phép nhân 9x5 = 45.
+ Làm thế nào em tìm được kết quả:
9 x 9 = 81?
+ Quan sát bảng, nhận xét TST1, TST2, Tích?
-> Giới thiệu đây là bảng nhân 9.
- Mời 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
b. Hình thành bảng chia 9
*Hình thành phép chia cho 9
- Dựa vào cách lập các bảng chia đã học,bảng nhân 9, hãy viết kết quả các phép chia cho 9 tương ứng ra nháp ->Y/c HS: nói cho nhau nghe cách làm trong N4.
- Gọi H nêu kết quả nối tiếp theo dãy.
- GV chốt, trình chiếu bảng chia 9 hoàn chỉnh.
+ Hãy nêu cách tìm kết quả phép chia 54:9 ?
+ Em tìm kết quả 72 : 9 = 8 bằng cách nào?
- Nhận xét.
-> Để tìm kết quả của bảng chia 9, ta lấy tích chia cho TS thứ nhất là 9, thương là các thừa số còn lại của bảng nhân 9. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
-> Như vậy dựa vào bảng nhân 9 chúng ta lập được bảng chia 9.
c. Ghi nhớ bảng nhân, chia 9
- Các em cùng nhẩm thầm để ghi nhớ nhanh các phép tính trong bảng nhân 9 và bảng chia 9.
|
- Lắng nghe
- 1HS lên bục giảng.
- Đồng thanh: Kết mấy? Kết mấy?
- HS chạy vào cùng nhau tạo thành nhóm có 2 bạn.
- Giám sát nhận xét.
- HS chạy vào cùng nhau tạo thành nhóm có 9 bạn
- Giám sát nhận xét.
- 4 nhóm
- Nêu miệng: 9 bạn
- Nêu miệng: 9 x 4
- Nhận xét.
- 9 x 4 = 36
- 2-3 HS nêu cách tính kết quả khác nhau.
- 9 x 4 = 36
- Nêu miệng 9 x 3
- HS nhận xét.
- HS trả lời: 9 x 3 = 27
- HS nhận xét.
- 3-4 HS nêu cách tính kết quả khác nhau.
- HS viết phép tính vào nháp.
- Nói cách làm N2.
- Nêu nối tiếp theo dãy.
- Dự kiến trả lời: lấy 36 + 9 hoặc 5 x 9
- Dự kiến trả lời: 72 + 9
+ TST1 đều là số 9
+ TST2 là dãy số tăng thêm 1 đơn vị, từ 1 đến 10
+ Tích là dãy số tăng thêm 9 đơn vị, từ 9 đến 90
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- LVCN (nháp) - Nói nhau nghe trong N4.
- Nêu nối tiếp theo dãy.
- 1-2 HS nêu.
- 1-2 HS nêu.
- HS nhẩm thầm.
|